6 Cách hòa giải vợ chồng cãi nhau
6 Cách hòa giải vợ chồng cãi nhau
619 125
6 Cách hòa giải vợ chồng cãi nhau
4.7/5 - (3 bình chọn)

Vợ chồng cãi nhau được xem là chuyện thường tình, nhưng dường như không ai mong muốn xảy ra. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người trong gia đình. Nếu bạn cũng đang tìm cách giảm thiểu vấn đề này, hãy nắm rõ nguyên nhân cũng như cách hòa giải mâu thuẫn dưới đây.

1/ Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau

Giữa mối quan hệ vợ chồng xảy ra tranh cãi có thể do vô vàn nguyên nhân, điển hình đó là:

lý do vợ chồng cãi nhau

  • Tiền bạc: những vấn đề xoay quanh cách quản lý tài chính, chi tiêu, tiết kiệm, hoặc nợ nần,… thường rất dễ khiến cho nhiều cặp đôi phải đau đầu. Nó cũng có thể trở thành nguồn cơn của những cuộc cãi vã, rạn nứt hôn nhân.
  • Cách giao tiếp: giao tiếp giữa hai người không được hòa hợp sẽ dẫn tới hiểu lầm, bất đồng quan điểm với nhau. Nhiều vợ chồng gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc cũng như chưa có sự lắng nghe – thấu hiểu.
  • Ghen tuông: một trong hai người hoặc là cả hai có tính ghen tuông quá mức, ghen không có căn cứ sẽ làm mối quan hệ tràn ngập những nghi ngờ.
  • Stress: căng thẳng stress từ cuộc sống hàng ngày và áp lực từ các tình huống khác có thể làm gia tăng xung đột trong hôn nhân.
  • Công việc: mỗi người đều có áp lực công việc nên nếu họ không cân bằng được cảm xúc, không dành đủ thời gian cho nhau thì sẽ khó hòa thuận.
  • Tình dục: sự không hài lòng về mặt tình dục giữa các cặp vợ chồng cũng là một vấn đề đáng ngại, nó dẫn tới sự mâu thuẫn trong nhiều việc khác.
  • Nguyên nhân khác: vợ hoặc chồng quá đa nghi, các mối quan hệ xung quanh không rõ ràng, cuộc sống hôn nhân khác xa so với kỳ vọng,…

2/ Cách giải hòa mâu thuẫn khi vợ chồng cãi nhau

Mọi mâu thuẫn đều có khả năng hóa giải nếu như bạn biết gốc rễ vấn đề và chịu khó khắc phục. Một vài lời khuyên sẽ hữu ích cho các cặp đôi như sau:

2.1/ Lắng nghe, cảm nhận đối phương

Cho dù là nam hay nữ, bạn cũng cần dành thời gian để lắng nghe đối phương một cách chân thành. Nghe họ bày tỏ hết suy nghĩ mà không phản bác ngay lập tức. Hãy tập trung vào người đang nói để hiểu đối phương đang cảm thấy thế nào.

lắng nghe

Từ những lời tâm sự ấy, bạn nên cố gắng hiểu và đồng cảm với cảm xúc của đối phương. Sự đồng cảm có thể làm cho họ thấy được quan tâm và tôn trọng.

2.2/ Đừng cố đổ lỗi cho đối phương

Việc chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác chỉ làm mối quan hệ của hai người khó cứu vãn hơn. Bạn cần nhìn nhận sâu vào bên trong vấn đề giữa vợ chồng và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Nếu bạn dùng những ngôn từ tiêu cực và thô lỗ, người khác chỉ cảm thấy mọi chuyện nghiêm trọng hơn. Thậm chí, họ sẽ bị tổn thương và sinh ra tâm lý đề phòng, dè chừng với bạn.

Là vợ chồng, mỗi người đều cần phải đặt mình vào vị trí của người còn lại để suy nghĩ. Thay vì liên tục trách móc hay phàn nàn, bạn nên bình tĩnh và cảm nhận.

2.3/ Nhận sai nếu đó thực sự là lỗi của bạn

Khi bạn chấp nhận sai lầm, đối phương thường sẽ cảm thấy có sự tin tưởng vào bạn. Điều này sẽ xoa dịu nhanh chóng mâu thuẫn và giúp mối quan hệ trở nên vững chắc hơn.

nhận sai

Bạn cũng nên sử dụng từ ngữ chân thành, mang tính hàn gắn như “Xin lỗi vì anh/em đã làm sai như vậy” và đừng chỉ nói “Xin lỗi” trống không.

Sau khi đã nhận ra lỗi lầm, cả hai hãy cùng thảo luận về cách để tránh lặp lại lỗi này trong tương lai. Đồng thời, hai người cũng nên tìm cách “hâm nóng” mối quan hệ.

2.4/ Không nói nặng lời với đối phương

Trong lúc xung đột hoặc tranh cãi, bạn cần cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Đừng để sự tức giận chi phối lời nói của bạn, rồi phát ngôn những điều làm tổn thương người khác.

Cho dù xảy ra chuyện gì, bạn phải tuyệt đối tránh sử dụng ngôn từ xúc phạm hoặc mỉa mai. Việc này giúp cho mối quan hệ không lâm vào đường cùng, hạn chế tạo nên những ấn tượng xấu giữa đôi bên.

Để làm dịu tình hình, bạn hãy dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm, hỏi rõ vấn đề và lắng nghe người ấy trình bày. Khi mọi chuyện đã rõ ràng hơn, cả hai sẽ ngồi lại cùng nhau để cùng giải quyết.

2.5/ Giữ bình tĩnh, không nổi nóng khi đàm phán

Trước khi phản ứng thái quá, bạn hãy thử hít thở sâu hơn, lặp lại ít nhất 3 lần. Mẹo này có thể giúp giảm căng thẳng và cho bạn thời gian để suy nghĩ trước khi nói.

giữ bình tĩnh

Thay vì bùng nổ cơn tức giận của bản thân, bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc và thấu hiểu đối phương. Bình tĩnh nói với họ là bạn đang cảm thấy như thế nào và tại sao.

Chỉ khi vợ chồng bình ổn cảm xúc, những khó khăn hay khúc mắc giữa hai người mới dễ dàng tháo gỡ.

2.6/ Tạm tránh nếu cả hai chưa bình tĩnh lại

Trong một vài trường hợp, việc tạm tránh mặt nhau khi có xung đột là một lựa chọn hợp lý. Hai người tạm tránh nhưng cần thống nhất với nhau về thời gian gặp lại để thảo luận vấn đề. Điều đó đảm bảo rằng vấn đề không bị bỏ vào quên lãng.

Bạn cũng cần nhớ rằng, tạm tránh không phải là cách để chối bỏ trách nhiệm hoặc lảng tránh vấn đề. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời để hai người lấy lại bình tĩnh trước khi sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện.

Những nguyên nhân và cách giải quyết vợ chồng cãi nhau đã được bài viết chia sẻ trên đây. Mong rằng bạn sẽ luôn “giữ lửa” hôn nhân bền chặt, giảm thiểu những cuộc xung đột không mong muốn giữa hai bên.

Ý Kiến Của Bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!X

ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

    Dược sĩ tư vấn miễn phí:1800 6574