
Tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì là thắc mắc thường thấy khi người phụ nữ nghi ngờ mình mang bầu. Cùng Sâm Kỳ Vương tìm hiểu quá trình và dấu hiệu nhận biết trứng được thụ tinh.
Danh mục
1/ Quá trình tinh trùng gặp trứng
Để thụ tinh với trứng, tinh trùng phải trải qua nhiều thử thách. Quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể.
1.1/ Tinh trùng bơi đi tìm trứng
Hàng triệu tinh trùng sau khi được xuất vào âm đạo nữ sẽ bắt đầu quá trình bơi đi tìm trứng để thụ tinh. Tinh trung tồn tại được bao lâu trong âm đạo, tử cung và có cơ hội gặp được trứng hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Độ pH: Tinh trùng sẽ không thể sống lâu nếu ở trong môi trường có độ PH không phù hợp.
- Chất nhầy cổ tử cung: Cản trở tốc độ bơi của tinh trùng và loại bỏ những con có sức khỏe yếu. Khi phụ nữ đến ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ mở ra, dịch nhầy loãng hơn ngày thường, tạo điều kiện cho tinh trùng bơi qua.
- Bạch huyết cầu: Có tác dụng như hệ miễn dịch, ngăn các yếu tố xâm nhập ngoại lai. chúng tạo ra các chân giả nhằm giữ lại tinh trùng khi bơi qua.
- Niêm mạc tử cung: Loại bỏ tinh trùng yếu trong cuộc đua đến trứng.
Với những tinh trùng khỏe mạnh nhất, sau khi bơi qua cổ tử cung sẽ gặp 2 ngã rẽ sang hai vòi trứng khác nhau. Tuy nhiên chỉ có một ống chứa trứng cần được thụ tinh.
1.2/ Tinh trùng gặp trứng thụ tinh
Sau khi trải qua các chướng ngại vật trên chặng đường dài khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng, Còn sót lại khoảng 100 tinh trùng khỏe mạnh có cơ hội gặp trứng.
Mỗi tinh trùng sẽ mang đặc tính di truyền riêng để tạo ra một cá thể. Tuy nhiên, không phải tinh trùng nào gặp trứng cũng có cơ hội thụ tinh thành công. Chúng phải tìm cách phá vỏ trứng và chỉ duy nhất một tinh trùng đầu tiên chui vào trứng mới có cơ hội thụ tinh. Sau đó, trứng tiết ra chất báo hiệu làm vỏ trứng cứng lại, ngăn các tinh trùng khác chui vào.
1.3/ Phân chia tế bào
Sau khi tinh trùng chui vào trứng, nó sẽ đứt bỏ phần đuôi không cần thiết. Đầu tinh trùng mở ra đưa nhân kết hợp với noãn của trứng tạo thành hợp tử. Trứng sau khi được thụ tinh mang đặc tính di truyền của cả cha và mẹ bắt đầu thực hiện quá trình phân chia tế bào.
1.4/ Trứng được thụ tinh làm tổ
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ dần di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Quá trình này kéo dài từ 3 – 4 ngày. Hợp tử phân bào 3 lần trong suốt quá trình di chuyển. Khi đến tử cung, hợp tử tìm vị trí thích hợp, rồi sinh chân giả bám vào thành tử cung tạo thành nhau thai. Quá trình này diễn ra từ 7 – 10 ngày.
2/ Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?
Quá trình thụ thai mất khoảng 13 – 14 ngày kể từ khi tinh trùng gặp trứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng không hình thành phôi thai như.
- Đột biến nhiễm sắc thể: Trong quá trình phân bào, hợp tử do bị đột biến khiến trứng bị tiêu giảm và không hình thành phôi thai.
- Thai ngoài tử cung: Vì một lý do nào đó khiến trứng đã được thụ tinh không di chuyển về tử cung mà ở lại ống dẫn trứng. Trường hợp này cần phát hiện sớm và loại bỏ. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người mẹ.
3/ Tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì?
Phụ nữ có thể nhận biết trứng đã được thụ tinh qua các hiện tượng của cơ thể như sau.
- Máu báo thai: Hiện tượng này khá rõ ràng và phổ biến ở phụ nữ. Máu hồng nhạt, rất ít, thời gian ngắn từ vài giờ đến một vài ngày. Cần phân biệt với hiện tượng kinh nguyệt. Máu khi đến ngày đỏ và đặc hơn, thời gian kéo dài và lượng máu lớn.
- Đau bụng dưới, lưng: Các cơn đau nhẹ có thể diễn ra vài ngày do co thắt tử cung. Tuy nhiên, nếu phụ nữ cảm thấy đau đớn và khó chịu kéo dài, cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
- Ngực đau, sưng: Cảm giác này khá giống dấu hiệu trước khi bị kinh nguyệt. Do nồng độ Hormone thay đổi sau khi thụ thai, phụ nữ cảm giác ngực căng trướng, đau khoảng 1 tuần sau rụng trứng.
- Nhiệt độ thân thể cao hơn: Trứng được làm tổ khiến nồng độ Progesterone tăng lên khiến cho nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường.
- Hay buồn tiểu: Sau khi trứng được thụ tinh, thận tăng cường bài tiết, đồng thời lượng máu vùng chậu tăng lên khiến phụ nữ hay buồn vệ sinh.
- Thèm ăn: Sở thích ăn uống thay đổi rõ rệt, tình trạng nghén ăn là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang mang thai.
- Bốc hỏa: Thỉnh thoảng bạn cảm thấy nóng ran trong người do nồng độ hormone thay đổi đột ngột.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Nồng độ Progesterone tăng khiến cổ tử cung mở rộng hơn, kích thích bài tiết khí hư. Ngoài ra, chất nhầy tiết ra có màu hồng hoặc hơi nâu do chứa ít máu báo thai.
4/ Cách tính tuổi thai cho bé
Ở Việt Nam có rất nhiều cách tính tuổi thai nhi khác nhau. Trong bài này chỉ đề cập đến cách tính tuổi thai nhi chung.
Tuổi thai được tính bắt đầu từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Chính vì vậy, tuổi thật của phôi thai sẽ nhỏ hơn tuổi thai khoảng 2 tuần (với phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Ví dụ: Phụ nữ được báo mang thai 8 tuần tức tuổi thật của phôi thai từ khi thụ tinh chỉ 6 tuần.
Ngoài ra, sản phụ có thể đi khám để bác sĩ chẩn đoán tuổi thật của thai nhi. Nên đi khám trước 3 tháng đầu để có kết quả chính xác hơn.
Trên đây là lời giải cho thắc mắc tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì? Sâm Kỳ Vương hy vọng bài viết hữu ích với quý vị.