HIV và các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai,… có thể lây qua đường tình dục. Vậy quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị? Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh là gì? Để giải đáp các thắc mắc trên, mời quý vị cùng sâm kỳ vương tham khảo bài viết dưới đây.
Danh mục
1/ Quan hệ với người nhiễm hiv bao lâu thì bị bệnh?
HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người do virus gây ra. Người mắc bệnh sẽ dễ bị mắc các bệnh thông thường hơn người bình thường. Khi đến giai đoạn cuối, HIV sẽ thành AIDS làm cho nguy cơ tử vong của bệnh nhân tăng cao. HIV lây truyền theo ba con đường: quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con, qua đường máu.
Theo thống kê, 94% trường hợp bị nhiễm HIV lây truyền qua hoạt động quan hệ tình dục. Sau khi quan hệ, người bị lây nhiễm HIV thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh sau 2 – 4 tuần. Đôi khi, các biểu hiện bệnh xuất hiện muộn hơn, sau vài tháng thậm chí đến vài năm khiến người bệnh không xác định được nguồn lây nhiễm.
XEM THÊM: NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG?
2/ Biểu hiện của HIV trong giai đoạn đầu tiên
HIV tiến triển theo 3 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn 1: HIV cấp tính
- Giai đoạn 2: HIV mãn tính
- Giai đoạn 3: HIV chuyển thành AIDS
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh xuất hiện nhanh sau khi người bệnh tiếp xúc với virus HIV. Các biểu hiện bệnh bao gồm:
- Sưng hạch bạch huyết, đau họng
- Mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau khớp
- Phát ban, đổ mồ hôi đêm
- Tiêu chảy
3/ Cần làm gì nếu nghi nhiễm HIV
Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ. Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, trong 3 ngày (72 giờ) là thời gian tối đa có thể điều trị. Người nghi nhiễm cần sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm PEP để ngăn ngừa khả năng lây bệnh. Theo các chuyên gia, cần sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị càng lâu, thuốc dự phòng có thể giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng.
4/ Các biện pháp quan hệ an toàn tránh lây nhiễm HIV
Phòng ngừa lây nhiễm HIV giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và an toàn cho đối tác khi quan hệ. 5 biện pháp quan hệ an toàn bao gồm:
4.1/ Sử dụng bao cao su
Sử dụng bao cao su giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc dịch khi quan hệ. Từ đó hạn chế virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, sử dụng bao cao su còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác lây lan qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà,… Đây là biện pháp an toàn, tiện lợi, tiết kiệm, rất dễ sử dụng cho các cặp đôi.
4.2/ Dùng thuốc PrEP
PrEP (hay còn gọi là PEP) (1) là thuốc dự phòng chống phơi nhiễm HIV ở người nghi ngờ có tiếp xúc với chủng virus gây bệnh. Sử dụng PrEP trong thời gian quy định ngay sau khi quan hệ với người nhiễm HIV giúp giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường sinh dục.
4.3/ Kiểm tra và điều trị dứt điểm những bệnh lây qua đường tình dục
Thường xuyên kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó có nhiễm HIV.
Một số bệnh nhân khi bị nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng khởi phát muộn. Kiểm tra giúp phát hiện sớm, bác sĩ có lộ trình điều trị bệnh phù hợp. Từ đó ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và chữa trị dứt điểm.
4.4/ Tiếp nhận và duy trì điều trị HIV
Người khi biết bản thân mắc HIV thường rơi vào khủng hoảng tâm lý nặng. Nó khiến cho người bệnh bị sốc và tránh né sự thật. Thậm chí rơi vào tuyệt vọng, có những suy nghĩ tiêu cực, từ chối tiếp nhận trị liệu. Tuy nhiên, điều này chỉ càng khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn. Việc tiếp nhận và duy trì điều trị giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
4.5/ Chọn các biện pháp tình dục an toàn
Hạn chế các hoạt động tình dục nguy hiểm, gây thương tích giúp giảm khả năng nhiễm HIV. Không:
- Quan hệ qua đường hậu môn
- Lạm giao, quan hệ tình dục bừa bãi
- Làm tình mạnh bạo gây chảy máu, nhiễm trùng…
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ
Như vậy các bạn vừa cùng sâm kỳ vương tìm hiểu về vấn đề quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị? Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với quý vị.